Bài mẫu IELTS Writing Task 2: “Is watching television every day good or bad for children?”

54
bai-mau-ielts-writing-task-2-5

Nhằm giúp các bạn học viên tham khảo và ôn tập cho bài thi IELTS Writing sắp tới, TutorIn đã sưu tầm cho các bạn một bài mẫu của IELTS Writing Task 2 với chủ đề: ”Is watching television every day good or bad for children?”. Hãy cùng TutorIn phân tích đề bài này và nghiên cứu cách viết của một bài mẫu đạt điểm cao nhé!

1. Đề bài:

You should spend about 40 minutes on this task.

Write about the following topic:

Some people think watching television every day is bad for children. Others think it is good for children to get knowledge.

Discuss both views and give your own opinion.

Give reasons for your answer and include any relevant examples from your own knowledge or experience.

Write at least 250 words.

Chủ đề: Giáo dục

2. Phân tích đề bài:

Tóm tắt đề bài: Một số người cho rằng việc xem TV hàng ngày là có hại cho trẻ em, trong khi một số khác lại cho rằng việc tiếp thu kiến thức qua việc xem TV là một điều tốt. Hãy thảo luận cả hai quan điểm trên và đưa ra ý kiến của riêng bạn.

Câu hỏi này là một “câu hỏi cũ” và đã được xuất hiện từ đầu năm 2020. Có thể thấy, đây là đề bài rất thông thường cả về nội dung lẫn hình thức câu hỏi và không quá khó để các bạn triển khai ý tưởng. Vì độ khó không cao nên các bạn thí sinh cần phải chú trọng vào việc sàng lọc, kết hợp các luận điểm và dẫn chứng khi viết. Hoặc nói một cách đơn giản hơn là các bạn phải suy nghĩ rõ ràng về những thông tin nào nên viết, thông tin nào quan trọng hơn và nên trình tự theo thứ tự nào.

Đối với đề bài này, các bạn cần phải phân tích cả hai khía cạnh của vấn đề được nêu trong đề bài. Bản thân việc xem TV là một con dao hai lưỡi, điều quan trọng là phải xem có chọn lọc và có nguyên tắc, phát huy điểm mạnh và tránh điểm yếu.

Đầu tiên, với ý kiến cho rằng việc xem TV hàng ngày có hại cho trẻ em, kết luận này có thể được chứng minh bởi những lý do sau: 1) Nhìn chằm chằm vào màn hình TV hàng ngày và trong thời gian dài sẽ gây hại cho thị lực; 2) Dễ bị nghiện, dẫn đến đến các vấn đề tâm lý, ảnh hưởng đến việc học tập và giao tiếp trong đời sống thực tế; 3) Chất lượng các chương trình trên TV không đồng đều, vân còn những chương trình chất lượng nội dung và hình ảnh kém.

Với ý kiến cho rằng việc xem TV là tốt cho trẻ em, bạn có thể lập luận từ các quan điểm sau: 1) Các chương trình TV mang tính giáo dục tốt có thể giúp nuôi dưỡng trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ; 2) Xem TV là một cách tốt để tiếp thu thông tin mới một cách hiệu quả, chẳng hạn như tin tức thời sự, kiến thức khoa học. 3) Khi cha mẹ và con cái cùng xem và thảo luận, thời gian xem TV là thời gian ba mẹ đồng hành cùng con.

Ý tưởng viết bài:

  • Mở bài: giới thiệu bối cảnh và viết lại đề bài, sau đó bày tỏ quan điểm cá nhân: Tôi nghiêng về quan điểm thứ hai hơn, và lợi ích của việc xem TV có chọn lọc nhiều hơn những bất lợi.
  • Đoạn thân bài thứ nhất: Giải thích lý do tại sao mọi người cho rằng xem tivi có hại cho trẻ em. Bạn có thể chọn 2 đến 3 lý do mà ban biên tập có nhắc đến phía trên hoặc cũng có thể thêm 1-2 ví dụ của riêng mình.
  • Đoạn thân bài thứ hai: Giải thích lý do tại sao mọi người nghĩ xem tivi là tốt cho trẻ em. Bạn có thể chọn 2 đến 3 lý do mà ban biên tập có nhắc đến phía trên. Đồng thời, bạn có thể liên hệ một số lý do khác mà bạn đã gặp trong cuộc sống.
  • Kết bài: Nhắc lại quan điểm cá nhân, kết luận rằng mặc dù có những vấn đề tiềm ẩn khi xem các chương trình TV, nhưng lợi ích vẫn nhiều hơn những bất lợi và nó rất đáng xem.

3. Bài tham khảo:

The discussion about how watching television programmes could impact on children has heated up recently. Some people are against this activity, whereas others are for it. As far as I am concerned, the advantages of watching TV undoubtedly outweigh its disadvantages.

There are two reasons why some people claim it is detrimental for children to watch television every day. First, it is widely acknowledged that too much screentime does harm to children’s eyesight. Scientific studies suggest that children should not be glued to television. Additionally, children’s psychological health might be impaired due to exposure to unsuitable contents. For example, violence and drug abuse are often shown in some films. Children who lack discipline or close supervision easily become addicted to the virtual world and might adopt an impractical outlook upon life, which has an adverse influence on their well-being.

However, watching television in face can be informative and educational for children. To begin with, watching news is an efficient way to know what is happening around the world. Saying no to television is a veto on getting informed. Also, TV shows like National Geographic and Animal World satisfy their curiosity and develop their creativity. Therefore, what matters most is being selective about what to watch and how. Last but not least, it can be quality time for both parents and children instead of a waste of time.

In conclusion, although there might be some health risks for younger generation to watch television for too long and too often, I still believe that it is a blessing rather than a curse; cartoons, films and a large number of programmes do enrich their lives in many ways.

(274 words)

4. Từ vựng:

  • heat up:tăng cường, tương tự như intensify
  • outweigh:vượt trội, hơn
  • undoubtedly:chắc chắn
  • detrimental:có hại, gây bất lợi cho, tương tự như harmful
  • it is widely acknowledged that… : nó được công nhận rộng rãi rằng
  • screentime: thời gian sử dụng/thời gian nhìn vào màn hình
  • be glued to:chăm chú vào, dán vào (vd: dán mắt vào..)
  • impair:cản trở, làm suy yếu
  • discipline:kỷ luật
  • supervision:giám sát
  • be addicted to:nghiện, tương tự như be glued to
  • adopt a … outlook upon life:hình thành một quan điểm… về cuộc sống
  • well-being:sức khỏe
  • informative:nhiều kiến thức
  • educational:có tính giáo dục
  • veto: phủ nhận, bác bỏ
  • get informed:được thông báo
  • quality:chất lượng
  • blessing: phước lành
  • curse:lời nguyền
  • enrich:làm phong phú thêm