Bài mẫu IELTS Writing Task 2: “Parents put a lot of pressure on their children to succeed”

105
de-mau-ielts-writing-p7

Nhằm giúp các bạn học viên tham khảo và ôn tập cho bài thi IELTS Writing sắp tới, TutorIn đã sưu tầm cho các bạn một bài mẫu của IELTS Writing Task 2 với chủ đề: “Parents put a lot of pressure on their children to succeed”. Hãy cùng TutorIn phân tích đề bài này và nghiên cứu cách viết của một bài mẫu đạt điểm cao nhé!

Đề bài:

Nowadays, parents put a lot of pressure on their children to succeed.

What is the reason for doing this? Is this a positive or negative development?

Chủ đề: Gia đình

Phân tích đề bài:

Ý chính của đề: Nhiều bậc cha mẹ hiện nay đang đặt rất nhiều áp lực phải thành công cho con mình.

Đây là dạng đề kết hợp hai câu hỏi, vì thế, điều quan trọng cần lưu ý là thí sinh phải trả lời đủ cả 2 câu hỏi này. Với đề bài này, ta có thể viết dưới cấu trúc sau: đoạn mở đầu giới thiệu đề tài và nêu lập trường của bản thân, đoạn thân bài thứ nhất phân tích nguyên nhân hình thành hiện tượng, đoạn thân bài thứ hai trình bày nhận định của thí sinh về chủ đề, cuối cùng nhắc lại quan điểm của bài viết

Keyword của đề bài chính là việc áp đặt của phụ huynh lên con cái khi giáo dục con trẻ. Do đó, ta cần chú ý đến những khái niệm và từ vựng cụ thể thuộc chủ đề như thành công, áp lực gia đình,v.v., thay vì chỉ lặp lại khái niệm chung chung để có thể khiến bài viết sâu sắc hơn.

Ý tưởng viết bài:

  • Mở bài: Viết lại đề bài (paraphrase), nêu cấu trúc bài viết và quan điểm cá nhân đối với vấn đề mà đề bài đưa ra.
  • Thân bài thứ nhất: Nêu lý do: Có hai lý do chính khiến phụ huynh áp dụng cách nuôi dạy con nghiêm khắc. Phổ biến nhất trong số này là nỗi sợ hãi do sự khan hiếm vị trí ở các trường học danh giá, top đầu. Một lý do khác chính là niềm tin của phụ huynh rằng thành tích là tương đương với khả năng thực sự của con.
  • Thân bài thứ hai: Nêu tác động: Hậu quả của việc tập trung quá nhiều vào kết quả có thể rất nghiêm trọng. Đầu tiên là tác động lâu dài đến sự phát triển kỹ năng của con trẻ. Ngoài ra, việc cha mẹ đánh giá cao thành tích học tập xuất sắc và ép con học tập để đạt thành tích mong muốn cũng có thể khiến con trẻ tự ti và xa cách với cha mẹ.
  • Kết bài: Nhìn chung, mặc dù sự cạnh tranh để vào được những ngôi trường danh giá rất khốc liệt nhưng việc yêu cầu con cái không được làm gì khác ngoài việc học để đạt thành tích tốt nhất ở trường không phải là điều mà phụ huynh nên làm. Thay vào đó, hãy tập trung vào những gì con trẻ cần cho sự phát triển và hạnh phúc lâu dài.

Bài tham khảo:

It has been increasingly common for parents to require their children to excel at school and in other competitive environments, often at the price of sacrificing most other interests. This result-oriented approach is, according to those in favour of it, a necessary evil to give young learners a competitive edge before they reach adulthood, preventing them from missing precious opportunities or progressing too slowly. Is this claim justified?

There are two main reasons for adopting a strict tiger parenting style. The one that attracts the most publicity is scarcity-induced fear. The fact that academic excellence is the main admission factor for top schools and colleges means that when parents arrange their children’s schedule, they tend to prioritize resume-worthy activities and expect them to produce results that justify the time and money invested. Another reason is the perception that performance equals competence. Rather than encouraging their children to explore and find their passion, many are more concerned with their exams and contest results and so leave their learning needs and potential unattended.

The natural consequences of paying too much attention to results can be serious. A major problem is the long-term effect on skill development. Being trained to achieve good grades and win competitions does not mean that children have developed independent thinking and communication skills, essential assets of functioning members of society. Also, the parents’ high regard for excellence can create a sense of alienation and lower self-esteem. Given high levels of academic pressure, young learners may face harsh criticism which creates self-doubt about their abilities and intelligence, resulting in an impression that they are unworthy of their parents’ attention.

In general, although competition is fierce for the best education and career, demanding one’s children to be nothing but the best at school and elsewhere is not the wisest approach. Alternatively, attention should be paid to what they need for their long-term growth and happiness.

(315 words)

Từ vựng

1.to excel (v): vượt trội, xuất sắc

2.result-oriented approach: phương pháp chỉ chú trọng đến kết quả

3.a necessary evil: điều không muốn nhưng phải chấp nhận

4.a competitive edge: lợi thế cạnh tranh

5.a strict tiger parenting style: lối nuôi dạy con nghiêm khắc

6.resume-worthy activities: hoạt động có thể làm đẹp sơ yếu lý lịch

7.leave their learning needs and potential unattended: bỏ qua nhu cầu học tập và tiềm năng (của con cái)

8.essential assets of: tài sản thiết yếu

9.a sense of alienation and lower self-esteem: cảm giác xa cách và tự ti

10.unworthy of their parents’ attention: không xứng đáng với sự quan tâm của cha mẹ