LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ HỌC TỐT IELTS?

51

Có phải bạn đang bước vào hành trình chinh phục IELTS và đang muốn biết cách học tốt để đạt được kết quả tốt nhất? Trong quá trình học IELTS, thí sinh không chỉ cần có sự nỗ lực và còn cần sự sáng tạo và linh hoạt trong việc học nữa. Hãy cùng TutorIn khám phá ngay những phương pháp học IELTS một cách độc đáo và hiệu quả trong bài viết này nhé.

Đối với phần IELTS Listening

Giai đoạn 1: Luyện tập phần cơ bản + Nghe chuyên sâu

Ở giai đoạn đầu, các bạn mới làm quen với IELTS có thể luyện tập theo từng Task riêng biệt trong bài thi Listening để làm quen với các dạng câu hỏi và hình thành được cách giải quyết câu hỏi của riêng mình. Cụ thể chúng ta có thể bắt đầu luyện tập từ những bài tập có độ khó ít như trong Task 1 và Task 2. Trong quá trình luyện tập, các bạn cũng nên kịp thời tìm được nguyên nhân mắc lỗi của bản thân để có phương hướng cải thiện sau này nhé.

Ngoài ra, ở giai đoạn này, bạn cũng có thể luyện nghe phần Task 3 và 4 với độ khó cao hơn. Đừng vội trả lời câu hỏi sau khi nghe lần đầu, bạn hãy phát lại nhiều lần và cố gắng nghe những phần mà lần nghe trước bạn chưa nghe được. Khi sửa đáp án, bạn cần phân tích những câu hỏi đã làm sai và tìm ra được lý do tại sao bạn lại mắc lỗi ở câu hỏi này (do bạn chưa quen với cách phát âm và nuốt âm, hay bạn chưa quen với nghĩa của từ?). Quan trọng hơn, bạn cũng nên chú ý đến những câu hỏi khác mà bạn làm đúng nhưng chưa hiểu và phân tích chúng kỹ hơn.

Giai đoạn 2: Thực hành nhiều hơn + Nghe mở rộng

Sau giai đoạn đầu tiên, bạn đã có thể hình thành phương pháp trả lời câu hỏi của riêng mình. Từ đây, bạn có thể tiếp tục luyện đề thi nhiều hơn và thường xuyên hơn. Bạn có thể phát triển kỹ năng nghe của bản thân bằng cách mở rộng phạm vi luyện nghe của mình, bạn có thể trực tiếp chọn các bản ghi âm IELTS để nghe hoặc các bài blog, podcast, bản tin, v.v. để luyện tập nghe đa dạng nhiều chủ đề, nhiều cách diễn đạt và nhiều loại giọng (accent) hơn.

Đối với Phần IELTS Reading

Giai đoạn 1: Luyện đề không tính thời gian + Phân tích câu hỏi

So với phần thi nghe, phần thi đọc có thời gian dài hơn, phạm vi từ vựng cũng rộng hơn và có nhiều dạng câu hỏi hơn. Vì vậy, nhiều thí sinh khi bắt đầu luyện tập đề thi mẫu thường trả lời câu hỏi rất chậm chậm, tỷ lệ mắc lỗi cao; rồi từ đó càng buồn bã, suy sụp khi luyện tập.

Hiểu được điều đó, ban biên tập khuyên các bạn sử dụng phương pháp luyện tập không tính thời gian trong giai đoạn 1. Trước tiên, các bạn hãy dùng cách của bản thân để đọc kỹ từng bài, nếu gặp từ mới chưa hiểu có thể tra từ điển. Khi ôn tập trong giai đoạn này, bạn phải tự khám phá ra phương pháp tìm được nơi câu trả lời sẽ xuất hiện và phương pháp trả lời các loại câu hỏi khác nhau trong đề, từ đó các bạn sẽ có thể hình thành được phương pháp đọc và trả lời của riêng mình.

Sau khi đã quen với các dạng câu hỏi phần thi Reading và cảm nhận rõ ràng tốc độ đọc của bản thân đã được cải thiện, bạn có thể luyện cách phân tích câu hỏi. Ngoài ra, khi kiểm tra đáp án, bạn cũng nên chú ý phân tích cả câu mình đã làm sai lẫn câu mình đã làm đúng. Những phương pháp này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn ý định của người đặt câu hỏi và sẽ biết lọc ra câu trả lời đúng khi gặp những câu hỏi tương tự sau này.

Giai đoạn 2: Đọc mở rộng

Sau khi đã luyện tập xong nhiều dạng câu hỏi trong đề thi IELTS, nếu bạn muốn cải thiện hơn nữa khả năng đọc hiểu của bản thân, ban biên tập khuyến khích bạn nên đọc rhiều hơn từ những nguồn sách, tài liệu bằng tiếng Anh.

Khi lựa chọn tài liệu để đọc mở rộng, bạn có thể ưu tiên những nguồn tài liệu thông dụng, phổ biến như “The Economist”, “New Scientist”, hoặc có thể chọn từ nhiều trang web, tạp chí, báo nước ngoài để đọc những bài viết có chủ đề mà bạn quan tâm.

Trong toàn bộ quá trình đọc mở rộng, đừng cố gắng hiểu nghĩa từng từ, từng câu mà hãy phân tích cấu trúc câu và sử dụng nhiều kỹ năng đọc khác nhau để giúp bạn nắm được nghĩa của cả đoạn văn và toàn bộ bài viết. Nếu cảm thấy toàn bộ bài viết chứa quá nhiều từ mới ảnh hưởng đến quá trình đọc hiểu của bạn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng từ điển để tra nghĩa của một số cụm từ.

Phương pháp này không chỉ giúp bạn cải thiện tốc độ đọc của bản thân mà còn giúp bạn mở rộng vốn từ vựng và giúp bạn hiểu được những câu dài, phức tạp. Quan trọng hơn, bạn còn có thể sử dụng phương pháp như một cách để tích lũy tài liệu tham khảo để cải thiện cải thiện kỹ năng viết và nói của mình.

Đối với phần IELTS Writing

Giai đoạn 1: Học từ các bài mẫu

Nhiều thí sinh khi ôn luyện phần Writing thường tỏ ra thiếu kiên nhẫn. Nhiều bạn còn bắt đầu luyện tập mà không hiểu rõ các dạng câu hỏi và cấu trúc bài viết. Điều này có ảnh hưởng rất xấu vì nếu bản thân các bạn hình thành thói quen viết sai sẽ rất khó để sửa sau này. Trình tự chuẩn bị đúng để ôn luyện phần Writing là bạn nên làm quen với các dạng câu hỏi khác nhau của Writing Task 1 và Task 2 trong giai đoạn đầu tiên, và nghiên cứu thật kỹ các bài viết mẫu của thí sinh hoặc ban giám khảo.

Phần trả lời ở cuối mỗi bộ đề thi thử IELTS thường sẽ kèm theo một số bài làm mẫu cho phần Writing và sẽ bao gồm các khoảng điểm khác nhau. Đối với các bạn đang ở mức điểm thấp, chúng ta có thể sử dụng các nhận xét có sẵn để xác định vấn đề trong bài viết của mìn và tránh mắc những lỗi tương tự. Đối với những bạn đang đặt mục tiêu ở band 6-7, chúng ta có thể tìm hiểu xem các tác giả của bài làm mẫu ở mức điểm này họ đang mở rộng ý tưởng, cách sắp xếp ngôn từ và logic trình bày như thế nào. Còn đối với bạn mong muốn đạt band điểm cao hơn, chúng ta có thể tích lũy một số từ vựng chuyên đề hoặc các mẫu câu, các cách diễn đạt xuất sắc, v.v.

Nhưng các bạn hãy nhớ đi cố gắng ghi nhớ câu trả lời mẫu! Trước hết, bạn không thể nào chắc chắn rằng bài văn mẫu mà bạn ghi nhớ sẽ được ra trong bài thi, hơn nữa, nếu giám khảo phát hiện ra bạn đang học thuộc lòng bài mẫu, thì bạn sẽ đạt tối đa là 5.5 trong phần thi của mình mà thôi!

Giai đoạn 2: Tự luyện viết

Một tháng trước kỳ thi là thời gian muộn nhất để bạn bắt đầu luyện viết. Khi thực sự viết một bài luận IELTS, bạn có thể thử sử dụng các cấu trúc, mẫu câu, ngữ điệu, v.v. mà bạn đã tích lũy trước đó trong quá trình học tiếng Anh, trong quá trình đọc các tài liệu của phần Reading, Listening, v.v. Ngoài ra, bạn cũng có thể phân tích xem bản thân đang mắc kẹt ở đâu trong quá trình viết (liệu bạn có đang thiếu vốn từ vựng, thiếu ý tưởng hay không, v.v.). Sau khi viết xong một bài, bạn nên nhờ giáo viên có trình độ chuyên môn tốt để sửa giúp bạn phần bài làm, vì chỉ có phát hiện ra vấn đề và từng ngày cải thiện nó thì bạn mới có thể đạt được số điểm mình mong muốn!

Đối với Phần Speaking

Giai đoạn 1: Tự luyện tập dựa trên ngân hàng câu hỏi của các quý gần đây

Các câu hỏi trong phần thi IELTS Speaking thường được ra từ ngân hàng câu hỏi của từng quý. Vì vậy, các bạn thí sinh có thể tự luyện tập dựa trên ngân hàng câu hỏi củaa các quý gần đây nhất. Nếu bạn cảm thấy khó khăn và bí ý tưởng khi chuẩn câu trả lời, các bạn hoàn toàn có thể tham khảo các câu trả lời mẫu xuất sắc có trên mạng. Hãy sử dụng những câu trả lời mẫu này như là một nguồn để tham khảo cách phát triển ý tưởng và tự chuẩn bị câu trả lời của riêng mình theo ý tưởng tương tự nhé.

Giai đoạn 2: Luyện nói trực tiếp

Ban đầu, bạn có thể viết ra câu trả lời ở dạng văn bản. Khi đã dần dần xây dựng được ý tưởng rõ ràng hơn cho câu trả lời, bạn có thể bắt đầu tìm bạn bè để luyện nói. Đối với phần thi Speaking, việc luyện nói trực tiếp chính là một phần ôn tập không thể thiếu. Những bạn thí sinh có nền tảng chưa tốt nên tìm giáo viên có trình độ chuyên môn cao để luyện tập. Giáo viên có thể giúp bạn nhìn nhận được điểm yếu của bản thân, cũng như những phản hồi, góp ý giúp bạn cải thiên những điểm yếu này.

Những bạn đã có kỹ năng khá tốt có thể tìm bạn cùng trình độ với mình để luyện tập. Cả hai có thể đưa ra góp ý về giọng nói, ngữ điệu, nét mặt, ngôn ngữ hình thể, v.v. để cuộc trò chuyện của giữa hai bạn trở nên tự nhiên hơn. Hơn nữa, khi bạn dần làm quen và nói chuyện một cách thoải mái trong cuộc hội thoại, bạn sẽ bớt lo lắng hơn khi làm bài thi thật đấy.