Bạn muốn luyện thi IELTS một cách hiệu quả trong vòng 6 tháng? Nếu bạn đã có nền tảng tiếng Anh cơ bản, đây sẽ là mục tiêu đầy thách thức nhưng hoàn toàn khả thi. Vì vậy trong bài viết ngày hôm nay, TutorIn Education sẽ chia sẻ với bạn lộ trình luyện thi IELTS hiệu quả trong vòng 6 tháng.
Lộ trình luyện thi IELTS – Giai đoạn đầu (2 đến 3 tháng)
Trọng tâm trong giai đoạn đầu là chinh phục từ vựng và nắm vững các kỹ năng cũng như chiến lược cho các loại câu hỏi khác nhau trong phần Reading và Listening. Bước thứ hai trong giai đoạn này là thực hiện luyện tập các bài tập theo từng dạng câu hỏi đơn hoặc theo từng phần.
Từ vựng: Ghi nhớ càng nhiều từ vựng càng tốt
Ghi nhớ từ vựng là một phần quan trọng trong quá trình luyện thi IELTS. Có vốn từ vựng phong phú sẽ giúp thí sinh hiểu được câu hỏi, làm bài trôi chảy hơn. Nếu không có vốn từ vựng nhất định, thí sinh sẽ gặp khó khăn trong việc đọc hiểu, viết và nói tiếng Anh.
Đầu tiên, bạn nên dành khoảng 1 giờ mỗi ngày để ghi nhớ các từ và số lượng từ mỗi ngày nên khoảng 80-100. Đồng thời, chúng ta nên chú ý ôn lại những từ đã học trước đó.
Thứ hai, bạn nên đọc kỹ một số bài viết bằng tiếng Anh, giai đoạn đầu có thể chọn những bài có độ khó thấp. Sau đó ghi lại những từ mới xuất hiện cũng như ngữ cảnh nhất định mà từ vựng đó xuất hiện.
Listening: Luyện tập theo từng dạng câu hỏi hoặc từng phần
Nếu là thí sinh có trình độ tiếng Anh từ cơ bản đến trung bình thì các bạn nên tham gia các lớp đào tạo và nhớ trả lời các câu hỏi sau giờ học. Nhiều bạn rất tập trung khi nghe giảng, tuy nhiên các bạn lại không làm câu hỏi sau giờ học. Như thế, đến khi vào phòng thi, các bạn mới nhận thấy mình không làm được câu hỏi gì cả do chưa nắm vững và tiếp thu được các kỹ năng được dạy bởi giáo viên. Vì vậy, cách học đúng là hãy nghe kỹ trên lớp, và sau giờ học hãy chọn dạng câu hỏi vừa học trong bộ đề thực tế của sách Cambridge IELTS để luyện tập.
Thí sinh có nền tảng tốt có thể trực tiếp làm các câu hỏi nghe trong đề thi thực tế của sách Cambridge IELTS. Sau khi hoàn thành các câu hỏi, hãy phân tích các câu hỏi, đặc biệt là các câu mà bạn trả lời sai. Tất nhiên, điều này đòi hỏi kỹ năng tiếng Anh ở mức khá và tinh thần tự học cao, vì vậy, các bạn nên tìm đến giáo viên có chuyên môn cao để học tập nhằm đảm bảo chất lượng học tập tốt nhất nhé.
Ngoài ra, ở giai đoạn này, bạn có thể lựa chọn một số phần trong đề thi thực tế để luyện nghe chuyên sâu. Đồng thời, bạn cũng có thể nghe đi nghe lại audio của đề thi thực tế để làm quen với cách phát âm, nội dung hội thoại, v.v. của bài thi IELTS Listening.
Reading: Luyện tập theo từng dạng câu hỏi hoặc từng phần
Cũng giống như phần Listening, khi luyện thi IELTS Reading, bạn cần kết hợp giữa nghe giảng và làm bài tập. Khi làm bài tập, ta cần chú ý làm đúng thời gian và củng cố kiến thức đúng thời điểm. Khi làm bài tập ở giai đoạn này, bạn nên chú ý gạch chân những từ mới trong bài và tổng hợp lại để ghi nhớ.
Ngoài ra, bạn cũng cần tra cứu những câu dài, khó để hiểu rõ ngữ pháp. Cố gắng phân tích đặc điểm của từng dạng câu hỏi, các bước làm câu hỏi, kỹ năng làm câu hỏi trong quá trình tóm tắt câu hỏi. Nếu bạn đã hoàn thành công việc trên và muốn nâng cao hơn nữa khả năng đọc hiểu của mình, bạn có thể chọn một số bài test thực tế để luyện tập.
Lộ trình luyện thi IELTS – Giai đoạn giữa (3 đến 6 tháng)
Từ vựng
Ở giai đoạn này, các bạn cần củng cố lại những từ vựng đã học trước đó và học thuộc lòng những từ mới gặp khi giải bài tập. Để làm được điều này, các bạn nên luyện tập các câu hỏi thực tế của từng kỹ năng trong bài thi IELTS.
Từ vựng trong phần nghe và đọc: Khi luyện tập phần nghe, các bạn cần chú ý đến các từ vựng thường xuất hiện trong các tình huống khác nhau. Sau mỗi bộ câu hỏi vừa làm xong, các bạn hãy phân loại các từ cốt lõi trong đoạn hội thoại, luyện tập các dạng bài điền con số, tên người, tên địa danh riêng biệt. Nếu có thời gian, các bạn có thể luyện tập lại các từ trong sách. Các từ vựng trong bài đọc cũng có thể được luyện tập trong khi luyện tập câu hỏi thực tế.
Từ vựng trong phần viết và nói: về cơ bản thì từ vựng phần này sẽ không có nhiều khác biệt so với phần nghe và đọc. Nhưng chúng ta cần chú ý đến hai điểm. Thứ nhất, sử dụng từ chính xác quan trọng hơn là sử dụng từ khó. Thứ hai, chuẩn bị nhiều bộ từ chuyện biệt khác nhau tùy theo đặc điểm của các loại câu hỏi khác nhau. Ví dụ, trong ngôn ngữ nói, bạn cần chuẩn bị các cách diễn đạt thích/không thích, cách diễn đạt hành động, cách diễn đạt về tần suất, cách miêu tả ngoại hình, tính cách của một người, cách miêu tả vị trí của một địa điểm, v.v. Trong văn viết, bạn cần chuẩn bị các cách diễn đạt về vị trí sử dụng trong biểu đồ hình tròn, cách diễn đạt về sự tăng cao, giảm và dao động ổn định được sử dụng trong biểu đồ đường, các trạng từ khác nhau thể hiện mức độ thay đổi, từ vựng theo chủ đề trong các bài luận lớn tại Task 2, v.v.
IELTS Listening và Reading
Ở giai đoạn đầu, thí sinh đã nắm được các kỹ thuật giải quyết các loại câu hỏi khác nhau. Lúc này, trọng tâm là bắt đầu thực hành các câu hỏi Listening và Reading theo từng dạng câu hỏi. Ở giai đoạn này, các bạn thí sinh cần tập trung rèn luyện tốc độ giải quyết câu hỏi và phát triển thói quen giải quyết câu hỏi một cách có kỹ thuật. Ngoài ra, bạn cần đặc biệt kiểm soát chặt chẽ thời gian đọc.
Khi thực hành phần nghe, thí sinh cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của bài thi, ví dụ như chỉ phát audio một lần duy nhất khi luyện tập và sau đó tự tính điểm dựa trên các câu trả lời của bản thân.
Đồng thời, các bạn nên cố gắng phân tích các câu hỏi sai và ghi lại lý do tại sao mỗi câu hỏi đều sai. Ví dụ như bỏ sót khi nghe, nghe nhầm hay mắc lỗi chính tả; không tìm được thông tin khi đọc, không nhận ra từ đồng nghĩa hay cụm từ thay thế,v.v. Quá trình tổng hợp những câu hỏi sai này là mắt xích then chốt cho sự cải thiện điểm số của các bạn đấy.
IELTS Writing
Thí sinh học IELTS ở giai đoạn này nên lắng nghe kỹ bài giảng trên lớp để làm quen với cách viết của từng dạng câu hỏi trong phần thi Writing. Có 6 dạng câu hỏi thường xuyên gặp trong các bài luận Task 1, bao gồm: Biểu đồ cột; Biểu đồ hình tròn; Biểu đồ đường; Bảng số liệu; Bản đồ; Sơ đồ quy trình. Ngoài ra, thí sinh cũng cần học cách viết bài luận lớn ở Task 2 và các dạng câu hỏi khác nhau trong bài luận. Mỗi dạng câu hỏi có cấu trúc viết khác nhau, nên thí sinh cần nắm vững chiến lược trả lời cho từng loại câu hỏi.
Nếu chưa đăng ký khóa học, bạn có thể tự học bằng cách đọc các bài luận mẫu do Cambridge cung cấp. Các bài luận mẫu này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc và đặc điểm của các bài luận đạt điểm cao.
Phần thi Writing IELTS có nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm giáo dục, công nghệ, chính phủ, bảo vệ môi trường, v.v. Trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi, ngoài việc làm quen với các dạng câu hỏi trong ngân hàng đề thi qua các năm, thí sinh cũng cần có ý thức đọc thêm các bài viết tiếng Anh theo các dạng chủ đề khác nhau. Đây là bước rất quan trọng trong việc tích lũy kiến thức khi viết. Ở giai đoạn này, thí sinh cũng có thể bắt đầu viết thử dựa trên câu hỏi thực tế của Cambridge. Việc luyện viết sẽ giúp thí sinh nâng cao kỹ năng viết và làm quen với thời gian làm bài trong kỳ thi.
IELTS Speaking
Câu hỏi IELTS Speaking được thay đổi theo quý, vì vậy bạn cần thu thập ngân hàng câu hỏi Speaking của mùa hiện tại và một vài mùa trước đó. Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy các ngân hàng câu hỏi luyện nói trên các trang web uy tín.
Tại giai đoạn này, thí sinh cũng được yêu cầu phải nắm vững các kỹ năng xử lý các phần khác nhau của bài thi Speaking.
Part 1 sẽ có các dạng chủ đề khác nhau như thông tin cá nhân, sở thích, ý kiến,… Bạn cần chuẩn bị các ý tưởng và cấu trúc trả lời cho các dạng câu hỏi này.
Part 2 yêu cầu thí sinh nói về một chủ đề bất kỳ trong 2 phút. Thông thường, có khoảng 50 chủ đề trong một quý. Giáo viên thường sẽ dạy các bạn cách kết hợp các chủ đề thành nhiều chủ đề lớn. Đồng thời, các loại chủ đề khác nhau có một số cấu trúc, từ vựng và câu trả lời cố định, chẳng hạn như chủ đề con người, chủ đề địa điểm, chủ đề sự kiện, v.v. Bạn cần sử dụng thời gian này để suy nghĩ về các ý tưởng và lập dàn ý cho bài nói của mình.
Part 3 nhìn chung có câu hỏi trừu tượng hơn. Các câu hỏi trong phần này thường mang tính thảo luận và đòi hỏi bạn phải có vốn từ vựng và kiến thức rộng. Bạn cần luyện tập trả lời các câu hỏi này để có thể thể hiện tốt khả năng của mình.
Bài kiểm tra IELTS Speaking không phải là một cuộc trò chuyện đơn giản hàng ngày. Đây là một bài thi có các tiêu chuẩn chấm điểm nghiêm ngặt, vì vậy điều quan trọng là phải hiểu theo một cách có hệ thống các câu trả lời mà giám khảo muốn và ý tưởng trả lời cho các chủ đề khác nhau.
Lộ trình luyện thi IELTS – Giai đoạn sau (2 tháng cuối)
Từ vựng
Từ vựng tiếng Anh được chia thành hai loại: từ vựng đầu vào và từ vựng đầu ra. Từ vựng đầu vào là những từ mà chúng ta chỉ có thể nhận ra được khi đọc hoặc nghe. Từ vựng đầu ra là những từ mà chúng ta có thể sử dụng một cách tự nhiên trong giao tiếp. Thông thường, vốn từ đầu ra của chúng ta chỉ chiếm một nửa số từ vựng đầu vào.
Vì vậy, dù các bạn thường xuyên làm các bài kiểm tra từ vựng, kết quả kiểm tra chỉ phản ánh khả năng hiểu từ của bạn (từ vựng đầu vào), chứ không phải khả năng sử dụng từ (từ vựng đầu ra). Có thể vốn từ vựng của thí sinh rất lớn, nhưng điều này không có nghĩa là thí sinh có thể sử dụng những từ vựng này trong cuộc sống thực. Vì vậy, nếu muốn nâng cao điểm viết nói của mình, bạn cần tập trung vào việc chuyển đổi từ vựng đầu vào thành từ vựng đầu ra.
IELTS Speaking
Để chuẩn bị cho phần thi nói, bạn cần chuẩn bị các câu trả lời tương ứng theo ngân hàng câu hỏi của mùa hiện tại hoặc mùa trước đó. Bạn có thể tham khảo đáp án của giáo viên để có ý tưởng trả lời, nhưng không nên sử dụng trực tiếp đáp án đó vì sẽ bị trừ điểm nếu giám khảo phát hiện bạn đọc thuộc lòng trong phòng thi.
Khi luyện thi, bạn nên đặc biệt chú ý đến Part 2. Nếu chưa chuẩn bị đầy đủ cho Part 1, bạn vẫn có thể trả lời trôi chảy nếu tiếng Anh của bạn không tệ. Nhưng nếu bạn gặp phải một chủ đề Part 2 khó mà bạn chưa chuẩn bị sẵn thì khả năng cao là bạn sẽ bí ý tưởng và ngập ngừng khi nói. Muốn chuẩn bị tốt cho Part 2, trước tiên các bạn phải học cách kết hợp các chủ đề thành các nhóm chủ đề lớn, ví dụ như các chủ đề nhỏ “a famous person, an athlete, a good parent” có thể được gộp lại thành chủ đề lớn. Thí sinh có thể chuẩn bị kịch bản là một ngôi sao thể thao đã trở thành cha mẹ, như vậy ta có thể tiết kiệm đáng kể thời gian chuẩn bị cho các chủ đề Speaking.
Hai tuần trước ngày thi, nếu điều kiện cho phép, bạn có thể đặt lịch thi thử Speaking với giáo viên hoặc người bản xứ để làm quen với quy trình thi vấn đáp, giảm bớt căng thẳng, đồng thời hiểu rõ những khuyết điểm của bản thân và điều chỉnh trạng thái ôn luyện sớm nhất có thể.
IELTS Writing
Không có bí quyết nào khác khi luyện thi Writing ở giai đoạn này đó là viết nhiều hơn, luyện tập nhiều hơn. Các bạn nên viết ít nhất bốn mươi bài luận trong 2 tháng cuối này nếu mong muốn đạt điểm IELTS Writing cao.
Nếu điều kiện cho phép, tốt nhất bạn nên tìm giáo viên có chuyên môn để sửa bài (bố cục, cách triển khai ý tưởng, từ vựng sử dụng, v.v.) sau đó điều chỉnh và tiếp tục luyện tập hằng ngày..
Làm toàn bộ đề thi thử
Ở giai đoạn cuối của lộ trình ôn luyện IELTS, bạn cần bắt đầu làm một số lượng lớn bài thi thử để chuẩn bị cho kỳ thi chính thức. Mục đích của việc này là để bạn làm quen với format bài thi, thời gian làm bài và nhịp độ làm bài.
Trước tiên, bạn cần lên kế hoạch làm bài thi thử. Bạn nên cố gắng làm khoảng 3 bộ bài thi thử mỗi tuần. Thời gian làm bài nên từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa để bạn có thể rèn luyện thời gian làm bài và thích nghi với nhịp độ làm bài kéo dài xuyên suốt 3 tiếng đồng hồ.
Khi làm bài thi thử, bạn cần làm bài theo đúng format bài thi IELTS thực tế. Phần đọc và nghe nên được ghi vào phiếu trả lời, và bạn nên làm quen với việc sử dụng bút chì (đối với các bạn thi trên giấy) hoặc đánh máy (đối với các bạn thi trên máy tính) khi trả lời câu hỏi, đặc biệt là phần Writing. Sau khi làm xong một đề thi thử, bạn cần đánh giá kết quả bài thi. Phần Listening và Reading có thể được tính điểm bằng cách đối chiếu với đáp án mẫu. Phần Writing, bạn có thể ước tính điểm bằng cách tham khảo bài văn mẫu, hoặc nếu có điều kiện, bạn có thể nhờ giáo viên sửa bài.
Hãy lưu lại lộ trình luyện thi trên từ TutorIn Education để chuẩn bị cho kỳ thi IELTS của bạn nhé. Bạn muốn tăng điểm bài thi IELTS nhanh chóng, đừng quên tham khảo thêm các bài viết khác từ TutorIn: